Có nên thổi khí ni tơ khi hàn ống đồng máy lạnh?

Đã xem: 6447

Có nên thổi khí ni tơ khi hàn ống đồng máy lạnh?

có nên thổi khí nito khi hàn ống đồng máy lạnh

Thổi khí nitơ khi hàn ống đồng máy lạnh là gì?

Ta biết rằng trong lúc hàn, một lớp ôxít lớn sẽ được tạo ra ở mặt trong của ống đồng. Chưa kể những bộ phận khác, lớp ôxít này có thể bít kín van tiết lưu, ống mao dẫn, ống dẫn và các chi tiết của máy nén làm cản trở sự hoạt động bình thường của hệ thống lạnh. Để ngăn ngừa điều này, cần thay thế không khí trong ống bằng nitơ. Công việc này được gọi là thổi nitơ khi hàn ống đồng máy lạnh.

ống đồng sau khi hàn bị oxi hóa

Giải thích rõ hơn về phương pháp hàn này Vât tư điện lạnh Tín Quang nhận thấy các dòng máy điều hòa trung tâm VRV, VRF, Chiller,... với chi phí đầu tư cao, hệ thống lớn thì vấn đề hàn ống đồng là cực kì khó khăn vì do kích thước ống đồng rất lớn và đảm bảo khi kết nối ống bằng phương pháp hàn là rất khó khăn để đảm bảo mối hàn chất lượng và không bị rò rỉ.

Để hàn ống đồng người ta dùng phương pháp chống oxi hoá khử bằng khí nitơ hiệu quả và kinh tế cao. Vì bản thân khí nitơ tạo ra môi trường chống oxi hoá khử nên khi hàn người ta nạp khí nitơ vào bên trong đường ống để đẩy hết oxi ra ngoài tạo ra vùng trơ để bảo vệ mối hàn.

Tại sao người ta bảo vệ môi trường bên trong ống đồng mà ko bảo vệ vùng ngoài bởi vì bản thân bề mặt trong tiếp xúc trực tiếp môi chất lanh (gas lạnh) và để đảm bảo độ sạch trong đường ống, chính vì thế người ta chỉ cần bảo vệ bề mặt bên trong là đủ.

Ở Việt Nam, phương pháp này nên được ứng dụng khi lắp đặt máy lạnh công nghiệp vì yêu cầu cao hơn về kỹ thuật, chất lượng, đòi hỏi thiết bị cũng như tay nghề của nhân viên kỹ thuật. Còn với điều hòa loại 02 mãnh như điều hòa dạng tủ (cây), âm trần cũng ít khi sử dụng vì tính hiệu quả mang lại so với tính kinh tế không đáng kể cho lắm. Nếu có điều kiện các bạn nên sử dụng, còn ở Châu Âu thì không nói rồi các bạn sẽ thấy họ làm rất chuẩn, thổi khí nitơ khi hàn là điều bắt buộc.

Các bước thực hiện:

1. Lắp đặt các thiết bị kết nối (bình khí nitơ, van điều chỉnh áp, ống dẫn, ...)

2. Điều chỉnh áp khí nitơ và giải phóng trong quá trình hàn (Áp suất quá cao sẽ làm rò rỉ mối hàn, áp suất quá thấp sẽ không có tác dụng).

Chú ý:

- Áp suất khí: 0,1 ~ 0,2 kg/cm2 = 0,1 ~ 0,2 bar (2 ~ 3 psi)

- Hướng thoát ra: Từ phía bên trong ống

- Đầu ra: Phía ống bên kia (không kết nối nitơ) nên được mở ra.

- Sau khi hàn: Sau khi hàn, tiếp tục xả khí nitơ cho đến khi mối hàn nguội đi (4 ~ 5 phút)   

Nếu dừng xả khí nitơ quá nhanh, không khí bên ngoài sẽ nhanh chóng tràn vào khi mối hàn chưa nguội hằn.

hàn ống đồng

Nếu không sử dụng khí nitơ khi hàn như bạn có thể thấy trong hình trên có rất nhiều cặn oxit trong đường ống. Nếu không có khí nitơ, sẽ gây ra nhiều sự cố trong chu trình tuần hoàn khi vận hành, như tắc ống mao dẫn, máy nén, các bộ phận chuyển động và các bộ lọc khác nhau.

Từ khóa liên quan
Bình Luận
Viết bình luận...