Máy lạnh làm đá vẩy, cấu tạo, hoạt động và nguyên lý làm việc của máy

Đã xem: 3050

Máy lạnh làm đá vẩy là máy làm ra đá là các mảnh nhỏ với phiến đá mỏng, dày khoảng 2mm được đóng băng ở nhiệt độ -90C và được cắt tự động bởi máy làm đá vảy giúp tạo ra những viên đá mỏng và khô.Trong ngành công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng đá vảy để làm lạnh, bảo quản thực phẩm càng ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong các nhà máy chế biến thủy hải sản thì nhu cầu sử dụng đá vảy cho chế biến và bảo quản là rất lớn.

máy làm đá vẩy

Máy lạnh làm đá vẩy

Máy đá vảy là máy tạo ra đá có dạng là các mảnh nhỏ. Quá trình tạo đá được thực hiện bên trong một ống trụ có 2 lớp, ở giữa là môi chất lạnh lỏng bay hơi, đó là cối đá.

Cối đá có dạng hình trụ tròn được chế tạo từ vật liệu inox, có 2 lớp. Ở giữa 2 lớp là môi chất lạnh lỏng bão hoà. Nước được bơm tuần hoàn bơm từ bể chứa nước đặt ở phía dưới bơm lên khay chứa nước phía trên. Nước từ khay chảy qua hệ thống ống và phun lên bề mặt bên trong của trụ và được làm lạnh, một phần đông lại thành đá ở bề mặt bên trong, phần dư chảy về bể và tiếp tục được bơm lên.

Khi đá đông đủ độ dày thì được hệ thống dao cắt cắt rơi đá xuống phía dưới. Phía dưới cối đá là kho chứa đá. Người sử dụng chỉ việc mở cửa xúc đá ra sử dụng. Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản, kho và cối đá đặt ngay ở khu chế biến.

Cấu tạo, hoạt động và nguyên lý làm việc của máy lạnh làm đá vẩy

cấu tạo máy lạnh đá vẩy

1- Máy nén; 2- Bình chứa CA; 3. dàn ngưng; 4- Bình tách dầu; 5- Cối đá vảy;

6- Bình giữ mức- tách lỏng; 7- Bơm nước tuần hoàn; 8- Kho đá vảy

Hệ thống lạnh máy đá vảy gồm các thiết bị chính sau đây:

- Máy nén lạnh:

Có thể sử dụng máy nén 1 cấp, đặc biệt trong trường hợp sử dụng môi chất Frêôn. Nếu sử dụng môi chất NH3 thì nhiệt độ cuối tầm nén khá cao nên hiện nay người ta thường sử dụng máy nén 2 cấp, cho cối đá vảy trong hệ thống NH3.

- Bình giữ mức tách lỏng:

Bình giữ mức tách lỏng có vai trò giống bình giữ mức tách lỏng của máy đá cây là vừa được sử dụng để duy trì mức dịch luôn ngập trong cối đá và tách lỏng môi chất hút về máy nén. Mức dịch trong bình giữa mức tách lỏng được khống chế nhờ van phao và được duy trì ở một mức nhất định đảm bảo trong cối đá luôn luôn ngập dịch.

máy làm lạnh đá vẩy

Dịch lỏng từ bình chứa cao áp được tiết lưu vào bình tách lỏng-giữ mức. Trong bình hơi bão hoà được hút về máy nén, còn lỏng bão hoà chảy vào cối đá và làm lạnh nước, do vậy hiệu quả trao đổi nhiệt bên trong cối đá khá cao. Hệ thống sử dụng van tiết lưu tay.

- Kho chứa đá: Kho chứa đá đặt ngay dưới cối đá, thường được lắp ghép từ các tấm polyurethan dày 100mm. Riêng bề mặt đáy được lót thêm 01 lớp inox bảo vệ panel.

Hiện nay ở nước ta chưa có tiêu chuẩn để tính toán dung tích kho chứa đá vảy. Dung tích kho chứa đá lớn nhỏ còn phụ thuộc vào hình thức vận hành và sử dụng của nhà sản xuất. Nếu không cần dự trữ nhiều đá có thể sử dụng kho có dung tích nhỏ, vì thời gian tạo đá khá nhanh, không nhất thiết dự trữ nhiều đá trong kho. Dưới đây là kích cỡ của một số kho bảo quản đá thường được sử dụng tại Việt Nam.

- Thiết bị ngưng tụ:

Trong trường hợp sử dụng môi chất R22 thì có thể sử dụng dàn ngưng không khí ống đồng cánh nhôm. Khi sử dụng NH3 nên sử dụng thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước: dàn ngưng bay hơi, kiểu tưới hoặc bình ngưng, để giảm nhiệt độ đầu đẩy máy nén.

- Bình chứa:

Nói chung hệ thống máy đá vảy không cần bình chứa kích thước lớn vì thực tế hệ thống sử dụng số lượng môi chất không nhiều.

Vừa rồi Vật tư điện lạnh giá sỉ Tín Quang đã chia sẽ bài vết về Máy lạnh làm đá vẩy, cấu tạo, hoạt động và nguyên lý làm việc của máy lạnh làm đá vẩy, cám ơn các bạn đã theo dõi.

>> Có thể bạn quan tâm : bo mạch máy giặt toshiba 7kg

Bình Luận
Viết bình luận...